Từ chối nhận di sản thừa kế tại Việt Nam

Cá nhân có quyền để lại tài sản của mình cho người khác, có quyền được hưởng di sản và do đó cũng có quyền được từ chối nhận thừa kế. Tuy nhiên, nếu vì trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ tài sản như: nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ cấp dưỡng … thì không được phép từ chối. Việc từ chối di sản thừa kế chỉ thực hiện trong vòng sáu (06) tháng kể từ khi mở thừa kế (tức là từ ngày người để lại di sản chết nếu thừa kế theo pháp luật, hoặc từ ngày mở di chúc nếu thừa kế theo di chúc). Bên cạnh đó, thời hạn để người thừa kế yêu cầu phân chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản.

Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015, việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Ưu điểm của Điều luật này là việc công chứng văn bản trước đây đã được bãi bỏ, dù vậy, đối với người Việt Nam ở nước ngoài, khi làm thủ tục từ chối thừa kế vẫn phải hoàn tất việc chứng thực chữ ký của mình trên Giấy từ chối nhận di sản thừa kế.

Người yêu cầu chứng thực Giấy từ chối nhận di sản thừa kế khi làm thủ tục cần chuẩn bị hồ sơ (03 bộ) bao gồm các giấy tờ dưới đây:

1. Giấy từ chối nhận di sản thừa kế

2. Giấy tờ chứng minh quyền được thừa kế di sản đó:

  • Di chúc có xác nhận của Phòng Công chứng Nhà nước Việt Nam (nếu có) hoặc Văn bản kê khai đối tượng được hưởng thừa kế di sản trong đó có tên của Quý vị (văn bản này cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam) (nếu có); hoặc Quyết định của Tòa án về việc quý vị là người được thừa hưởng di sản thừa kế (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người để lại di sản (ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà do người để lại di sản thừa kế đứng tên. Nếu giấy tờ liên quan đến bất động sản được cấp trước năm 1975 thì cần có xác nhận của Phòng Nhà Đất hoặc Phòng đô thị Quận/huyện nơi có bất động sản về việc bất động sản đó hiện nay không thuộc quản lý của Nhà nước; và
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam); và
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ của quý vị với người để lại di sản (như Giấy khai sinh…) (Nếu thừa kế theo di chúc thì không cần xuất trình giấy này).​

2. Bản sao hộ chiếu Canada (trang có ảnh và chữ ký) nếu người ủy quyền cầm hộ chiếu Canada; hoặc Thẻ thường trú nhân; hoặc bằng lái xe.

3. Bản sao hộ chiếu Việt Nam (trang nhân thân có ảnh) nếu người ủy quyền đang mang hộ chiếu Việt Nam. Nếu tên trong khai sinh Việt Nam, và tên trong giấy tờ hiện nay của quý vị khác nhau, quý vị cần có giấy tờ chứng nhận (Giấy chứng nhận đổi tên của Canada hoặc của Việt Nam xác nhận về việc đổi tên của Quý vị).

4. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ khẩu của người được ủy quyền tại Việt Nam (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam);

Trường hợp còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các Luật sư, tư vấn viên, Quý vị có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Cổ phẩn tư vấn nhập cư Ways to Canada qua địa chỉ email: info@canadafile.vn hoặc Hotline tư vấn: (+84) 941 280 956