Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật, 08:00 - 19:00
Hỗ trợ khách hàng: (+84) 941280956 - (+84) 909466628 - Email: info@canadafile.vn
Xuất phát từ mô hình tố tụng của nước ta là xét hỏi kết hợp với tranh tụng, trong đó phạm vi tranh tụng bắt đầu từ khi nộp đơn khởi kiện đến khi giải quyết xong vụ án. Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi trách nhiệm của đương sự trong việc đưa ra tài liệu chứng cứ và ở mức độ nào đó Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thu thập tài liệu chứng cứ, để đảm bảo cho việc tranh tụng.
1. Về nguồn chứng cứ xác định chứng cứ
Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 quy định 10 nguồn của chứng cứ, trong đó bổ sung thêm các nguồn: Dữ liệu điện tử; văn bản ghi nhận sự kiện pháp lý do người có chức năng lập; văn bản công chứng, chứng thực.
Tương ứng, Điều 95 BLTTDS 2015 quy định cách xác định tài liệu trên là chứng cứ như sau:
Thứ nhất: Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Thứ 2: Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. Ví dụ như vi bằng của Thừa phát lại.
Thứ ba: Đối với văn bản có công chứng, chứng thực là chứng cứ của vụ án, nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
2. Giao nộp chứng cứ
Điều 96 BLTTDS 2015 quy định đương sự có nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án, quy trình giao nộp chứng cứ phải lập biên bản. Thời hạn giao nộp chứng cứ cũng được BLTTDS 2015 quy định chặt chẽ: Phải giao nộp chứng cứ ở trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Điều 96 BLTTDS 2015 quy định đương sự có nghĩa vụ giao nộp tài liệu chứng cứ, còn thẩm phán có trách nhiệm xem xét, nếu thấy tài liệu chứng cứ mà đương sự giao nộp chưa đủ thì thẩm phán phải có trách nhiệm yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu, chứng cứ. Nếu đã yêu cầu mà đương sự không cung cấp tài liệu chứng cứ thì thuộc trách nhiệm của đương sự.
BLTTDS 2015 quy định rõ đối với trường hợp mà tòa án đã yêu cầu đương sự cung cấp tài liệu chứng cứ, nhưng đương sự chưa cung cấp. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, đương sự muốn cung cấp tài liệu chứng cứ này thì phải nói rõ lý do vì sao trước đây không cung cấp được. Tòa chỉ chấp nhận khi nào có lý do chính đáng, để tránh trường hợp nhằm kéo dài vụ án, gây khó khăn cho việc giải quyết. Còn đối với những chứng cứ nào mà tòa án chưa yêu cầu đương sự cung cấp thì BLTTDS 2015 quy định đương sự có quyền giao nộp tại phiên tòa cũng như trong các giai đoạn tố tụng khác.
Trong trong trường hợp đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ, thì đương sự phải giao bản sao cho các đương sự khác. Liên quan đến quy định này, tại Điều 208, 210 BLTTDS 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án phải mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Một trong các nội dung của phiên họp để kiểm tra việc các đương sự có gửi tài liệu, chứng cứ cho nhau hay không. Tránh trường hợp tuy luật quy định nghĩa vụ, nhưng đương sự không thực hiện thì tại phiên họp đương sự được tiếp cận các tài liệu chứng cứ để chuẩn bị cho việc tranh tụng.
3. Thu thập chứng cứ
Điều 97 BLTTDS 2015 quy định cá nhân, cơ quan, tố chức có quyền thu thập các tài liệu, chứng cứ. Hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ có thể được tiến hành trước khi khởi kiện để đảm bảo chuẩn bị cho việc khởi kiện.
Các biện pháp các tổ chức, cá nhân thu thập tài liệu, chứng cứ: Thập các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; đề xuất đưa ra những người làm chứng và xác lập lời khai của những người làm chứng; yêu cầu UBND địa phương xác nhận chữ ký của người làm chứng cũng như có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giữ các tài liệu cho sao chép các tài liệu đó; đương sự có quyền yêu cầu tòa án thu thập tài liệu chứng cứ trong trường hợp đương sự không thu thập được; có quyền yêu cầu tòa án định giá, thẩm định tại chỗ.
Về việc thu thập tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát: Khoản 6 Điều 97 BLTTDS 2015 quy định Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để đảm bảo thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Như vậy, ngoài trường hợp trên, Viện kiểm sát không có quyền thu thập tài liệu chứng cứ.
4. Đánh giá chứng cứ
Điều 108 BLTTDS 2015 khẳng định Tòa án là chủ thể có nghĩa vụ đánh giá chứng cứ.
Trường hợp còn bất cứ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc có thắc mắc cần tư vấn, trợ giúp của các Luật sư, tư vấn viên, Quý vị có thể liên hệ trực tiếp tới Công ty Cổ phẩn tư vấn nhập cư Ways to Canada qua địa chỉ email: info@canadafile.vn hoặc Hotline tư vấn: (+84) 941 280 956